0932.92.88.56
105 Đ. Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM
Bất động sản nghỉ dưỡng chờ làn gió mới. Đó là quan điểm của ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc Bộ phận R&D DKRA Vietnam. Cũng theo phân tích của ông Nguyễn Hoàng, thực ra BĐS nghỉ dưỡng là một sản phẩm đầu tư tài chính, vì thế nếu có thêm dòng vốn đầu tư từ người nước ngoài sẽ càng có lợi cho thị trường.
Theo khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau: Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan; Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Theo khoản 1 Điều 75 Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật nhà ở thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở (gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ) trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, người nước ngoài được mua nhà ở riêng lẻ tại Việt Nam, nhưng phải trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh. Người nước ngoài không được mua nhà ở riêng lẻ ngoài khu vực dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại như nhà mặt phố hoặc trong khu dân cư (không nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại) mà người Việt Nam chuyển nhượng.
Ông Nguyễn Hoàng: “Những dự án BĐS du lịch đã được xem xét đến vấn đề có nằm trong diện ảnh hưởng hoặc tác động đến an ninh quốc phòng hay không, nếu có chắc chắn sẽ không được cấp phép. Nên nỗi lo về an ninh quốc phòng cũng không quá đáng lo ngại.”
Theo ông Nguyễn Hoàng, pháp luật Việt Nam hiện nay mới chỉ quy định người nước ngoài (cá nhân) được mua nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở 2014 và Nghị định 99/2015 hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở. Luật Kinh doanh BĐS 2014 quy định chỉ tổ chức nước ngoài mới được kinh doanh BĐS tại Việt Nam. Còn đối với BĐS nghỉ dưỡng (loại hình thương mại) thì chưa có quy định cụ thể trong cả 2 Luật này.
Khi được hỏi, hiện nay có rất nhiều thông tin, số liệu về việc người nước ngoài sở hữu nhà đất tại Việt Nam dưới những hình thức khác nhau gây lo lắng về an ninh quốc phòng. Vậy khi BĐS nghỉ dưỡng được bán cho người nước ngoài có làm tăng lo ngại về an ninh quốc phòng của quốc gia hay không?
Ông Hoàng cho rằng, thực tế, một dự án BĐS nghỉ dưỡng khi được phê duyệt quy hoạch và đầu tư là đã được xem xét đến vấn đề có nằm trong diện ảnh hưởng hoặc tác động đến an ninh quốc phòng hay không, nếu có chắc chắn sẽ không được cấp phép.
Hiện nay, với BĐS Nhà ở, người nước ngoài được phép mua căn hộ ở cũng phải theo những quy định cụ thể thì với BĐS nghỉ dưỡng, nếu cũng áp dụng như vậy sẽ giảm bớt các lo ngại.
Một vấn đề nữa là BĐS nghỉ dưỡng (bao gồm các căn hộ/nhà phố/biệt thự có thời hạn) hiện chỉ đưa vào vận hành khai thác lưu trú qua đêm như khách sạn chứ không phải để ở thường xuyên, đồng thời được quản lý công khai minh bạch nên nỗi lo về an ninh quốc phòng cũng không quá đáng ngại.
Theo cafeF